Chỉ có hai tiếng để đi bộ thăm toàn thể
cụm đền trải dài gần 800m !!! Nhóm mình
chỉ đi một đường thẳng xuyên suốt qua tổng thể năm cụm đền như sơ đồ dưới đây.
Đây là lần mình đi du lịch đàng hoàng lịch sự nhất; không tạt ngang tạt dọc, không chui vô ngóc ngách, không la cà, không trèo qua các dây giăng hạn chế khu vực thăm quan, không sờ mó rờ rẫm gì hết (hix). Chỉ nghiêm chỉnh đằng trước thẳng mà đi, không nghiêng ngó khám phá các mặt khác nhau của từng cấp hay các ngã rẽ dẫn vô các khu vực như thư viện, nơi ngự của vua , của quan quân, của người đi hành hương... Thậm chí là chẳng có thời gian đi nhìn xem linga trong cấp thứ tư nằm ở chỗ nào nữa !!! Vậy mà lúc nào mình cũng bị hối đi nhanh lên vì không kịp giờ !!!
hình chụp từ mỏm đá bên ngoài
nhóm mình cũng có bàn tán về việc đường dẫn chính vào ngôi đền quay về phía Thái Lan. Mình không biết gì về kiến trúc Koh Ker hay Bantey Srey...mình chỉ nghĩ đơn giản đã hàng ngàn năm rùi còn gì, bao nhiêu là thế hệ, bao nhiêu vương triều hưng thịnh rồi suy tàn kéo theo biên giới đã bao nhiêu lần xê dịch. Cứ nhìn cái ải Nam Quan của Việt nam bây giờ đã chạy tuốt qua đất Trung Quốc hay thác Bản Giốc ở Cao Bằng cũng đã mọc chân bò 2/ 3 qua bên kia cột mốc biên giới rùi. Dân Việt Nam ai không thuộc nằm lòng câu: "Nước Việt Nam ta liền một dãy từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau". Vậy mà chưa tới 60 năm, chưa hết một thế hệ đã.... Mai mốt lỡ hai điểm trên thành di sản văn hóa thế giới thì ....
thông tin tổng hợp từ internet về vị trí của Preah Vihear:
Rặng Dangrek nằm phía Bắc Campuchia trải từ Đông sang Tây dài 320km có độ cao trung bình là 500m trên mực nước biển, tạo thành một biên giới tự nhiên ngăn cách với Thái Lan. Đền Preah Vihear được xây dựng trên một mỏm đá cheo leo của rặng núi này trải dài 800m quay mặt về hướng Bắc. Đây là một nét độc đáo của Preah Vihear với bố trí kiến thúc của toàn quần thể theo chiều dài trục Bắc-Nam, rất khác so với hầu hết các ngôi đền khác trong thời kỳ Angkor luôn được bố trí khuôn viên hình vuông đặc trưng phong cách đền núi và cửa đền quay về hướng Đông..
Đây là ngôi đền Hindu giáo được xây dựng bởi các vị vua của Đế chế Khmer từ đầu thế kỷ thứ 9 và liên tục được tu sửa cũng như xây mới trong những thế kỷ sau đó để tôn vinh thần Shiva – vị thần sáng tạo và hủy diệt trong truyền thuyết Hindu giáo. Các kiến trúc còn sót lại ngày nay có thể tìm thấy phong cách kiến trúc Koh Ker có từ đầu thế kỷ thứ 10 và cả phong cách Banteay Srei cuối thế kỷ thứ 10. Tuy nhiên, phần lớn các kiến trúc còn lại hiện nay đã được xây dựng trong thế kỷ thứ 11 và 12 dưới thời các vị vua Suryavarman I (1002–1050) và Suryavarman II (1113–1150).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét