Được phát hiện vào năm 1968 bởi Jean Boulbet - nhà thám hiểm người Pháp - núi Kulen trở thành nơi hành hương của người Khmer.
Qua khỏi dãy quán có rất nhiều “tình nguyện viên” cả thanh niên và trẻ em, có bé chừng mươi tuổi sẵn sàng làm “tour guide” kiêm phục vụ cho đoàn một cách tỉ mỉ và chu đáo. Tiền công thì 2-3-5 usd tùy khách.
Leo lên hơn 100 bậc thang nữa (hix)
một vài tượng trang trí dọc hai bên cầu thang
điểm dừng đầu tiên là Preak Bat Choan Tuk – nơi có dấu bàn chân phải của vị thần đã giúp người Khmer xây dựng
một đền khác
cái thu hút ánh nhìn đầu tiên của du khách là bộ Linga – Yoni còn nguyên rất đẹp.
Ngày xưa, trong các buổi lễ, các tu sĩ sẽ tưới sữa và nước lên đầu Linga rùi chảy xuống Yoni theo rãnh thoát ra ngoài. Tín đồ hứng sữa và nước để uống ,để rửa mặt cầu mong tăng thêm sức mạnh và phước lộc. Bây giờ thì ai tưới cũng được nên hết thiêng òi.
Anh Mỹ - GĐ Lửa Việt – đang tưới nước lên Linga
tiên cá apsara phía sau bộ linga - yoni
Ngày xưa, trong các buổi lễ, các tu sĩ sẽ tưới sữa và nước lên đầu Linga rùi chảy xuống Yoni theo rãnh thoát ra ngoài. Tín đồ hứng sữa và nước để uống ,để rửa mặt cầu mong tăng thêm sức mạnh và phước lộc. Bây giờ thì ai tưới cũng được nên hết thiêng òi.
Anh Mỹ - GĐ Lửa Việt – đang tưới nước lên Linga
tiên cá apsara phía sau bộ linga - yoni
cầu thang dẫn lên Preak AngThom hay còn gọi là Paang Thom hoặc chùa Phật Lớn
ngôi đền nằm trên một khối đá cao 18 m, rộng khoảng 90 m2. Phần trên cùng của khối đá là tượng Phật nhập Niết Bàn dài 9m7, cao 3m3. Người đông nghẹt, khói nhang mờ mịt, các tượng Phật nhỏ đặt dài theo thân tượng Phật nằm
tiền công đức và hoa sen cắm đầy trong các hốc đá sau lưng tượng
điểm dừng chân kế tiếp là một tảng đá có khắc các chữ Hoa cổ giống như mạn thuyền. Tương truyền đây là mạn một con thuyền buồm Trung Quốc mà một số thuyền trưởng có phép thuật thường cho thuyền bay lên trời để về nước. Lần nọ, người đầu bếp vô tình phát hiện, thuyền trưởng giật mình, tàu rơi xuống núi vỡ tan, những trái vải còn sót trên thuyền tung tóe khắp khu vực và mọc đầy trên núi. Vì vậy mới có tên núi Kulen hay núi Hồng bởi vào mùa vải chín, cả rừng nhuộm hồng rất đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét